Advertisement

Responsive Advertisement

So sánh máy máy ép trái cây thường và máy ép chậm

Trong bài viết này Cá Hề sẽ giúp bạn so sánh những ưu và nhược điểm của hai dòng máy ép trái cây đang được ưa chuộng nhất hiện nay, đó là máy trái cây ép chậm và máy ép trái cây thường. 

Máy ép chậm và máy ép thường 

1. Nguyên lý hoạt động

1.1 Máy ép chậm: 
Máy ép chậm là loại máy có hai bộ phân quan trọng nhất gồm trục vít hình xoắc ốc và động cơ giảm tốc. Khi hoạt động, trục vít hoạt động ở tốc độ chậm (quay 30 – 85 vòng/phút), trục vít sẽ từ từ nghiền nát nguyên liệu, để nước ép chảy ra một cách từ nhiên còn phần bã sẽ được đẩy ra ngoài. 



1.2 Máy ép trái cây thường: 
Đây là loại máy được trang bị một mâm xoay hình tròn, trên mâm xoay có các lưỡi dao nhỏ và lưới lọc với các lỗ nhỏ li ti, dùng để tách nước từ các loại rau củ quả. Khi máy hoạt động, mâm xoay sẽ quay với tốc độ lên đến 2400 vòng/ phút để bào nhỏ hoa quả. Lực ly tâm sẽ khiến phần nước ép bị đẩy ra ngoài còn phần bã sẽ được giữ lại ở khay chứa. 


2. Ưu nhược điểm của mỗi loại máy: 

2.1 Ưu điểm của máy ép chậm: 

  • Máy phát ra tiếng ồn nhỏ không gây khó chịu cho người dùng
  • Thời gian hoạt động liên tục có thể lê đến tối đa 30 phút
  • Nước ép có vị đậm đà, bảo toàn dưỡng chất. Do trong quá trình hoạt động, trục ép không tạo ra lực ma sát khiến cho động cơ tăng nhiệt độ gây ra các phản ứng hóa học khiến các dưỡng chất bị phá hỏng
  • Dễ dàng vệ sinh 

2.2 Nhược điểm của máy ép chậm: 

  • Máy ép chậm không có nhược điểm nào đáng kể ngoại trừ mức giá của nó khá cao. Thông thường một chiếc máy ép chậm tốt sẽ có mức giá dao động từ 2 đến 10 triệu đồng.

2.3 Ưu điểm của máy ép trái cây thường 

  • Do động cơ xoay với tốc độ hơn 2000 vòng/ phút nên việc ép trái cây rất nhanh chóng
  • Dễ dàng tháo lắp và sử dụng đơn giản 
  • Mức giá của một chiếc máy ép trái cây thường dao động từ vài trăm ngàn cho đên 4 triệu đồng. Rẻ hơn so với máy ép chậm. 

2.4 Nhược điểm của máy ép trái cây thường 

  • Máy ép trái cây thường sẽ không ép được các loại rau, các loại trái cây mềm như chuối, mãng cầu. Nếu bạn cố ép những nguyên liệu này, rất dễ gây ra hiện tượng tắc lưới lọc. 
  • Khi máy hoạt động thường phát ra tiếng ồn lớn
  • Do nguyên lý hoạt động của máy sử dụng mâm xoay quay ở tốc độ cao, nên gây ra lực ma sát khiến cho động cơ tăng nhiệt độ, có thể lên đến 70 độ. Với mức nhiệt này, rát có khả năng xảy ra phản ứng hóa học khiến cho các enzyme trong nước ép bị phá hủy. Do đó nước ép không bảo toàn được các dưỡng chất. 

3. Tìm hiểu về các dòng máy ép trái cây thường và máy ép chậm tốt nhất hiện nay

3.1 Máy ép chậm loại nào tốt  

Máy ép chậm Hurom: 
Thương hiệu máy ép chậm Hurom thực sự rất nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Những dòng máy ép chậm Hurom được các chị em yêu thích vì sở hữu thiết kế rất đẹp, các chi tiết được hoàn thiện tỉ mỉ, tháo lắp và vệ sinh rất dễ . Động cơ của máy Hurom rất mạnh mẽ có thể ép được các loại quả cứng như cà rốt, táo.. một cách dễ dàng và phần bã rất kiệt nước. 
Mặc dù vậy mức giá cao là rào cản khiến chị em phải chùn tay khi muốn mua dòng máy này. 



Máy ép chậm Kuvings: 
Kuvings là thương hiệu máy ép chậm nổi tiếng không hề kém cạnh Hurom. Những điểm nổi bật của máy ép chậm Kuvings là thiết kế gọn gàng, bắt mắt. Động cơ có công suất mạnh mẽ, thời gian hoạt động liên tục có thể lên đến 30 phút. 



Máy ép chậm Panasonic: 
Trong phân khúc giá từ 5 đến 10 triệu đồng, máy ép chậm Panasonic là dòng sản phẩm được rất nhiều chị em yêu thích. Máy có khả năng ép được nhiều loại rau củ quả, và đặc biệt có thể ép hoa quả đông lạnh thành kem. Một điểm cộng nữa cho máy là dễ sử dụng, chỉ với một nút bấm nên bạn sẽ không mát nhiều thời gian để làm quen.  

3.2 Máy ép trái cây thường loại nào tốt 

Máy ép trái cây Philips 
Philips là thương hiệu máy ép trái cây được người dùng đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là thiết kế đẹp, phù hợp với mọi không gian nhà bếp. Công nghệ đánh bóng bề mặt lưới lọc bằng điện giúp nó trở nên nhẵn và mịn hơn rất nhiều. Nhờ đo việc vệ sinh máy sau khi sử dụng sẽ dễ dàng hơn. 



Máy ép trái cây BlueStone 
BlueStone là thương hiệu máy ép trái cây có xuất xứ từ Singapore, máy được người dùng yêu thích bởi kiểu dáng đẹp, bền bỉ với thời gian và giá thành cũng khá phải chăng. 



Máy ép trái cây Hafele 

Hafele là thương hiệu máy ép trái cây đến từ nước Đức. Các dòng máy của hãng không bao giờ khiến cho khách hàng cảm thấy thất vọng vì chúng có mẫu mã đẹp, công suất lớn và có những tính năng đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bô ích về hai dòng máy ép trái cây phổ biến trên thị trường hiện nay. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi & hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau. 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét